Nỗi buồn nếu Thanh Hóa 'giương cờ trắng'

Logo Bongda.Com.Vn

Mới nhất:

Estupinan úp mở ra đi, Milan và MU nhập cuộc U23 Việt Nam và 15 trận đấu trong hơn 5 tháng HLV Amorim trao cơ hội: Ai trong số 6 tài năng trẻ MU sẽ tỏa sáng? NÓNG: Diễn biến thương vụ Chelsea - Garnacho Nghịch lý Martin Zubimendi: Anh tài không thể đo đếm bằng thống kê Rủng rỉnh tiền nhờ Club World Cup, nước đi tiếp theo của Chelsea là gì? Vì sao Deco không ưu tiên chiêu mộ Rafael Leao cho Barcelona? Phản ứng của Alexander Isak khi được Liverpool liên hệ U23 Việt Nam vững từ gốc, sắc từ ngọn Luis Diaz là ưu tiên số một của Bayern, Trossard là phương án dự phòng Man City và Bayern tranh Donnarumma, PSG đối mặt nguy cơ mất trắng Canh bạc mang tên Hojlund: Lối thoát cho MU hay khởi đầu một rủi ro mới? Hiệu ứng domino Wissa: Newcastle buộc MU phải ra quyết định thật nhanh cho Mbeumo Kluivert: “Indonesia không ngán Saudi Arabia hay Iraq” PSG trước ngã rẽ định mệnh: Áp lực từ sân cỏ đến thị trường chuyển nhượng Sân vận động San Mames: Nơi kiến trúc hiện đại nép mình trước di sản Cơ hội vàng cho U23 Việt Nam: 'Bài test' nhẹ trước đại chiến Thái Lan, Indonesia Lấy Havertz làm ví dụ, huyền thoại Arsenal lên tiếng về thương vụ Madueke Romano: Người đại diện của Gyokeres vẫn đang ở London Napoli 'cướp' mục tiêu của Leeds: Conte chốt hạ thủ môn giá 16,4 triệu bảng Man Utd khó mua người, Amorim đặt niềm tin vào Chido Obi-Martin Đáng ra Garnacho phải rời MU sớm hơn Lê Văn Thuận trở lại: Niềm hi vọng mới cho đội U23 Việt Nam
Estupinan úp mở ra đi, Milan và MU nhập cuộc U23 Việt Nam và 15 trận đấu trong hơn 5 tháng HLV Amorim trao cơ hội: Ai trong số 6 tài năng trẻ MU sẽ tỏa sáng? NÓNG: Diễn biến thương vụ Chelsea - Garnacho Nghịch lý Martin Zubimendi: Anh tài không thể đo đếm bằng thống kê Rủng rỉnh tiền nhờ Club World Cup, nước đi tiếp theo của Chelsea là gì? Vì sao Deco không ưu tiên chiêu mộ Rafael Leao cho Barcelona? Phản ứng của Alexander Isak khi được Liverpool liên hệ U23 Việt Nam vững từ gốc, sắc từ ngọn Luis Diaz là ưu tiên số một của Bayern, Trossard là phương án dự phòng Man City và Bayern tranh Donnarumma, PSG đối mặt nguy cơ mất trắng Canh bạc mang tên Hojlund: Lối thoát cho MU hay khởi đầu một rủi ro mới? Hiệu ứng domino Wissa: Newcastle buộc MU phải ra quyết định thật nhanh cho Mbeumo Kluivert: “Indonesia không ngán Saudi Arabia hay Iraq” PSG trước ngã rẽ định mệnh: Áp lực từ sân cỏ đến thị trường chuyển nhượng Sân vận động San Mames: Nơi kiến trúc hiện đại nép mình trước di sản Cơ hội vàng cho U23 Việt Nam: 'Bài test' nhẹ trước đại chiến Thái Lan, Indonesia Lấy Havertz làm ví dụ, huyền thoại Arsenal lên tiếng về thương vụ Madueke Romano: Người đại diện của Gyokeres vẫn đang ở London Napoli 'cướp' mục tiêu của Leeds: Conte chốt hạ thủ môn giá 16,4 triệu bảng Man Utd khó mua người, Amorim đặt niềm tin vào Chido Obi-Martin Đáng ra Garnacho phải rời MU sớm hơn Lê Văn Thuận trở lại: Niềm hi vọng mới cho đội U23 Việt Nam

Nỗi buồn nếu Thanh Hóa 'giương cờ trắng'

BongDa.com.vnNếu Thanh Hóa và các đội bóng khác không thể tiếp tục cạnh tranh, những đại diện bóng đá thủ đô sẽ hoàn toàn độc quyền cuộc đua vô địch.

Trận thua 0-2 trước Thép Xanh Nam Định đã là trận thứ 4 liên tiếp không biết mùi chiến thắng tại V-League của Đông Á Thanh Hóa, tính từ cuối giai đoạn 1 sang đến vòng 1 giai đoạn 2 của giải VĐQG năm nay.

Từ vị thế của đội đầu bảng, thắp lên bao hứng khởi cho NHM nhà cũng như các cổ động viên trung lập, Thanh Hóa giờ rơi xuống vị trí thứ 4. Họ chỉ kém ngôi đầu của Công An Hà Nội 3 điểm, nhưng với những gì đang thể hiện, cảm tưởng như đội bóng xứ Thanh đã bị gạt ra khỏi cuộc đua vô địch.

Giống như những gì HLV Phạm Minh Đức từng nói, cuộc cạnh tranh danh hiệu cao quý nhất dường như chỉ dành cho những đội bóng thực sự tham vọng và giàu tiềm lực. Thuyền trưởng đương nhiệm của SHB Đà Nẵng cũng thẳng thừng nêu ra 3 cái tên phù hợp với nhận định của ông, đó là Hà Nội, Công An Hà Nội và Viettel. Đó hiện là 3 cái tên đang chiếm giữ top 3 trên bảng xếp hạng nhóm A, cũng là 3 cái tên cùng đến từ thành phố Hà Nội, thể hiện một sự chênh lệch thấy rõ giữa bóng đá thủ đô và phần còn lại trên bản đồ các CLB quốc nội.

Thanh Hóa tụt lại trong cuộc đua với 3 đội bóng Hà Nội.

Thanh Hóa tụt lại trong cuộc đua với 3 đội bóng Hà Nội.

Từ khi mang tên V-League và bước lên chuyên nghiệp, giải bóng đá VĐQG đã từng chứng kiến sự cạnh tranh sôi nổi và đa dạng hơn từ đại diện của các tỉnh thành cả nước. Ở miền Bắc, Than Quảng Ninh dưới thời HLV Phan Thanh Hùng hay Hải Phòng với 3 lần giành ngôi á quân đều đủ khả năng gây sóng gió trong cuộc đua vô địch.

Miền Trung có những niềm tự hào mang tên Sông Lam Nghệ An, Quảng Nam hay SHB Đà Nẵng đều từng vô địch V-League. Tương tự, từ miền Nam, Đồng Tâm Long An, Hoàng Anh Gia Lai và Becamex Bình Dương cũng có những thời ngạo nghễ xưng bá, chẳng nề hà cạnh tranh sòng phẳng với Hà Nội hay bất cứ đối thủ nào.

Thế nhưng, tất cả những cái tên kể trên đều đã lụi tàn theo những cách thật đáng tiếc. Có những đội bóng xuống hạng, thậm chí biến mất trên bản đồ bóng đá như Đồng Tâm Long An, Quảng Ninh, Quảng Nam. Có những cái tên không còn duy trì được nguồn lực hoặc tính toán sai lầm về chiến lược dẫn đến tự suy yếu; Hoàng Anh Gia Lai, Đà Nẵng và Bình Dương là ví dụ điển hình.

Còn có những đội không đủ sự ổn định để duy trì cạnh tranh liên tục. Hải Phòng vừa có mùa giải 2022 rất thành công khi đua top cùng Hà Nội, về đích thứ nhì với cách biệt chỉ bằng 1 chiến thắng, giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình. Thanh Hóa lại là một nỗi hụt hẫng khác. Họ đã mở đầu mùa giải bằng một khí thế hào hùng, trình diễn bộ mặt khởi sắc nhất kể từ sau khi tập đoàn FLC ngừng đầu tư.

Thế nhưng, đường dài xem ra đã khiến chú ngựa ô đuối sức, đoàn quân của ông Velizar Popov giờ đây lại đang trượt dần khỏi quỹ đạo chiến thắng.

Các đội bóng Hà Nội ngày càng trội hơn phần còn lại.

Các đội bóng Hà Nội ngày càng trội hơn phần còn lại.

Thực tế “Hà Nội thịnh, các tỉnh thành khác suy” là một nỗi buồn cho bức tranh tổng thể của bóng đá Việt. Sự chênh lệch này kéo theo mức độ quan tâm, ủng hộ của khán giả các địa phương giảm đi, khi mà đội bóng đại diện cho họ chẳng thể hiện được tính cạnh tranh trong thi đấu. Như một câu biểu ngữ từng tạo sóng đến từ CĐV Hoàng Anh Gia Lai: nếu CLB không thay đổi, không mạnh lên mà chỉ đá... cho vui, thì NHM dù có yêu đến mấy, rồi cũng phải thay đổi mà thôi.

Nghịch lý ở chỗ, trong khi nhiều hội CĐV có tiếng cuồng nhiệt ở các địa phương ‘thay đổi’, ít đến sân cổ vũ trực tiếp hơn, thì tỷ lệ lấp đầy sân Hàng Đẫy trong những trận đấu có các ông lớn top 3 lại chẳng mấy cải thiện. Một bộ phận không nhỏ công chúng Hà thành dường như vẫn còn nhiều mối quan tâm, nhiều công cụ giải trí khác hơn là dành thêm sự chú ý cho những Hà Nội, Viettel, Công An Hà Nội, bất chấp nỗ lực truyền thông không ngừng nghỉ, cùng thành tích và những ngôi sao mà các đội bóng này sở hữu.

Nỗi buồn ‘cán cân chênh lệch’ ở V-League không phải đến mùa giải năm nay, đến khi Thanh Hóa sa sút mới xuất hiện, mà đã là một xu hướng ngày càng hiển hiện qua từng mùa giải. Hy vọng đến lúc này, những nhà quản lý bóng đá địa phương cũng như quốc gia đã có sự chú ý, để tìm kiếm giải pháp làm cân bằng hơn tương quan sức mạnh giữa các địa phương, từ đó giúp sân chơi VĐQG đạt được tính cạnh tranh rộng khắp, thu hút và truyền cảm hứng đến cho công chúng trên khắp dải đất hình chữ S.

(Bạn đọc: Ngọc Bách)