Những đội bóng cực mạnh mà phải ngồi nhà xem World Cup

Logo Bongda.Com.Vn

Mới nhất:

Khủng hoảng tại Man Utd: Vì sao 133 triệu bảng vẫn chưa đủ cho HLV Amorim? Ibrahim Diarra chấn thương, lỡ chuyến du đấu châu Á cùng Barca Báo Thái Lan "ngả mũ" trước U23 Việt Nam sau trận thắng Lào Ferguson gia nhập Roma: Mảnh ghép mới cho hàng công của Gasperini Chuyển nhượng sáng 20/7: Sancho đến Juventus; Bayern quyết theo đuổi Diaz Hoàng Đức lạc quan trước cuộc tái đấu Malaysia Eddie Howe thừa nhận Newcastle liên tục hụt mục tiêu chuyển nhượng Những cầu thủ được trả lương cao nhất tại La Liga Thắng Lào, U23 Việt Nam vẫn chưa khiến HLV Kim Sang-sik tự tin CHÍNH THỨC! Bologna chiêu mộ Bernardeschi, trao áo số 10 Bước tiến lớn của Rashford: Từ ghế dự bị Man United đến Barcelona Romano: Chelsea và Arsenal quan tâm Xavi Simons Chi tiết mới nhất cho thấy Hugo Ekitike ngày càng gần Liverpool Amorim rút 5 bài học từ trận hòa với Leeds của Man United Liverpool chốt giá mua 'bom tấn' 90 triệu euro Hòa Leeds, Amorim lo ngại hàng công Man United thiếu tốc độ và kết nối Chiêu mộ Rashford, Barca đang đặt cược vào Hansi Flick? Điểm tin bóng đá Việt Nam 20/7: HLV Kim Sang-sik thận trọng; Viktor Lê ghi dấu ấn lịch sử HLV Lào dành lời khen cho Viktor Lê Adou Minh ưu tiên ở lại Hà Tĩnh dù được CAHN quan tâm NÓNG! Liverpool đạt thỏa thuận mua Ekitike, sắp phá kỷ lục Frankfurt HLV Kim Sang-sik và 'vũ khí' sở trường giúp U23 Việt Nam chiến thắng Man United chọn Mbeumo: “Triple threat” trong chiến lược của INEOS
Khủng hoảng tại Man Utd: Vì sao 133 triệu bảng vẫn chưa đủ cho HLV Amorim? Ibrahim Diarra chấn thương, lỡ chuyến du đấu châu Á cùng Barca Báo Thái Lan "ngả mũ" trước U23 Việt Nam sau trận thắng Lào Ferguson gia nhập Roma: Mảnh ghép mới cho hàng công của Gasperini Chuyển nhượng sáng 20/7: Sancho đến Juventus; Bayern quyết theo đuổi Diaz Hoàng Đức lạc quan trước cuộc tái đấu Malaysia Eddie Howe thừa nhận Newcastle liên tục hụt mục tiêu chuyển nhượng Những cầu thủ được trả lương cao nhất tại La Liga Thắng Lào, U23 Việt Nam vẫn chưa khiến HLV Kim Sang-sik tự tin CHÍNH THỨC! Bologna chiêu mộ Bernardeschi, trao áo số 10 Bước tiến lớn của Rashford: Từ ghế dự bị Man United đến Barcelona Romano: Chelsea và Arsenal quan tâm Xavi Simons Chi tiết mới nhất cho thấy Hugo Ekitike ngày càng gần Liverpool Amorim rút 5 bài học từ trận hòa với Leeds của Man United Liverpool chốt giá mua 'bom tấn' 90 triệu euro Hòa Leeds, Amorim lo ngại hàng công Man United thiếu tốc độ và kết nối Chiêu mộ Rashford, Barca đang đặt cược vào Hansi Flick? Điểm tin bóng đá Việt Nam 20/7: HLV Kim Sang-sik thận trọng; Viktor Lê ghi dấu ấn lịch sử HLV Lào dành lời khen cho Viktor Lê Adou Minh ưu tiên ở lại Hà Tĩnh dù được CAHN quan tâm NÓNG! Liverpool đạt thỏa thuận mua Ekitike, sắp phá kỷ lục Frankfurt HLV Kim Sang-sik và 'vũ khí' sở trường giúp U23 Việt Nam chiến thắng Man United chọn Mbeumo: “Triple threat” trong chiến lược của INEOS

Những đội bóng cực mạnh mà phải ngồi nhà xem World Cup

BongDa.com.vnItaly bị loại ở World Cup có thể được xem là bất ngờ lớn. Nhưng trước đó còn những đội còn được đánh giá cao hơn hẳn họ mà không được tham dự giải đấu.

1. Uruguay (1934)

Uruguay được đánh giá là một trong những đội bóng mạnh nhất thời đó không chỉ họ là nhà vô địch World Cup 1930 mà trước đó họ còn đăng quang ở môn bóng đá Olympic 1924 và 1928. Có thể nói đội bóng Nam Mỹ là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch giải đấu 1934 tại Italy.

ĐKVĐ Uruguay không thi đấu World Cup 1934 vì lí do không giống ai.

 ĐKVĐ Uruguay không thi đấu World Cup 1934 vì lí do không giống ai.

Tuy nhiên Uruguay đã…tẩy chay giải đấu tại Châu Âu với lí do trả đũa việc các đội bóng từ châu lục này đã từ chối tham dự World Cup tại nước họ 4 năm trước. Nếu tham dự có lẽ La Celeste đã có đến 3 chức vô địch cho đến lúc này. Cho đến nay, Uruguay là nhà ĐKVĐ Thế Giới duy nhất không tham dự kỳ World Cup tiếp theo.

2. Argentina (1970)

World Cup 1966, Argentina chỉ để thua sát nút 0-1 trước chủ nhà Anh - đội sau này lên ngôi vô địch do không may mất người từ hiệp 1.

Peru đánh bại Argentina ở vòng loại và tiến sâu vào tứ kết 1970.

 Peru đánh bại Argentina ở vòng loại và tiến sâu vào tứ kết 1970.

Vòng loại giải đấu 4 năm sau đó, Albiceleste đã để thua sốc trước Bolivia, Peru qua đó đánh mất luôn chiếc vé tới Mexico tham dự ngày hội bóng đá. Nhiều người đã chỉ trích lối chơi Argentina lúc đó quá thiên về thể lực nên họ phải trả giá.

3. Liên Xô (1974)

Đội tuyển Anh cũng không thể dự World Cup 1974 nhưng việc Liên Xô – đương kim á quân EURO không góp mặt mới là cơn địa chấn của năm. Oái ăm ở chỗ là họ phải đấu thêm 1 trận playoff với đại diện của Nam Mỹ để giành vé tới Đức cho dù đã xếp đầu bảng ở vòng loại.

Vì lí do chính trị nên Liên Xô vắng mặt ở World Cup 1974.

 Vì lí do chính trị nên Liên Xô vắng mặt ở World Cup 1974.

Trong trận lượt đi trên sân nhà với Chile, hai đội hòa nhau không bàn thắng. Nhưng trong trận lượt về, Liên Xô đã từ chối thi đấu để phản đối cuộc đảo chính ở đất nước Nam Mỹ nên bị xử thua 0-2 và không lọt được vào vòng chung kết.

4. Tiệp Khắc (1978)

Đội bóng của Karol Dobias, Zdanak Nehod và Antonin Panenka đã xuất sắc đánh bại ĐKVĐ World Cup 1970 Tây Đức để trở thành ông vua của Châu Âu năm 1976.

Thất bại trước Scotland khiến Tiệp Khắc chia tay World Cup.

 Thất bại trước Scotland khiến Tiệp Khắc chia tay World Cup.

Tuy nhiên trong vòng loại World Cup hai năm sau đó, họ đã để thua trước Xứ Wales và Scotland để rồi mất luôn cơ hội tham dự giải đấu danh giá này.

5. Hà Lan (1982)

Liên tiếp lọt vào hai trận chung kết của hai kỳ World Cup 1974 và 1978, ai cũng nghĩ Cơn Lốc Màu Da Cam sẽ may mắn hơn trong World Cup năm đó tại Tây Ban Nha. Tuy nhiên họ thậm chí…không được tham dự.

2 lần liên tiếp đoạt ngôi á quân, có ai ngờ Hà Lan lại không được tham dự ?

 2 lần liên tiếp đoạt ngôi á quân, có ai ngờ Hà Lan lại không được tham dự ?

Hà Lan lúc đó cũng có những cầu thủ giỏi như Johnny Metgod, Arnold Muhren và Ruud Krol nhưng thành tích yếu kém khi thi đấu trên sân khách (thua tới 3 trận trên sân đối phương) đã khiến họ phải trả giá.

6. Pháp (1994)

Sai lầm của David Ginola trong lúc chuyền bóng đã giúp cầu thủ của Bulgari cướp được và ấn định chiến thắng 3-2 cho đội bóng xứ sở hoa hồng. Những Laurent Blanc, Marcel Desailly, Eric Cantona, Jean-Pierre Papin phải ngồi nhà đầy cay đắng.

Sai lầm của Ginola đã khiến Pháp trả giá đắt.

 Sai lầm của Ginola đã khiến Pháp trả giá đắt.

Pháp cũng phải tự trách mình khi trước đó họ cũng bị lội ngược dòng 2-3 trước Israel ngay trên sân nhà sau khi đã dẫn trước 2-1.

7. Hà Lan (2002)

Lại là một lần vắng mặt đáng tiếc nữa của đội bóng hoa tulip. Italy năm nay vắng mặt có thể đổ lỗi cho cho sự thiếu thốn nhân tài của họ nhưng Hà Lan thì chắc chắn không thể viện lí do đó được.

Có ai nghĩ đội hình toàn những siêu sao này lại bị loại ?

 Có ai nghĩ đội hình toàn những siêu sao này lại bị loại ?

Năm đó họ sở hữu cả đống siêu sao như Nistelrooy, Kluivert, Seedorf, Overmars, Edgar Davids, Jaap Stam...nhưng vẫn không thể thắng hai đối thủ Bồ Đào Nha, Ireland ở vòng loại do đó họ chỉ còn biết tự trách mình mà thôi.